Cung – cầu là gì? Mối quan hệ giữa cung – cầu?

Cung và cầu là 2 yếu tố quan trọng nhất, trực tiếp ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa trên thị trường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cung, cầu là gì cũng như mối quan hệ giữa 2 yếu tố này. Nếu bạn cũng vậy thì có thể tham khảo bài viết sau để giải đáp những thắc mắc ấy!

1. Cung là gì?

Trong tiếng Anh, cung được viết là supply và dùng để chỉ lượng hàng hóa, dịch vụ mà bên bán có khả năng hoặc sẵn sàng bán ở một khoản thời gian nhất định với các mức giá khác nhau.

CUng là gì

Hiểu rõ về khái niệm cung là gì?

Ngoài khái niệm cơ bản cung là gì thì trong kinh tế vĩ mô còn có những khái niệm liên quan tới cung khác mà bạn cũng nên biết như:

  • Cung cá nhân: Hay còn gọi là lượng cung, dùng để chỉ lượng hàng hóa, dịch vụ mà bên bán muốn bén ứng trong một khoảng thời gian nhất định với mức giá cụ thể nào đó
  • Quy luật về cung: Theo quy luật về cung thì giá hàng hóa tăng -> bên bán muốn đáp ứng thị trường, thu nhiều lợi nhuận sẽ tăng lượng cung ra thị trường
  • Cung thị trường: Là lượng cung tổng thể của toàn bộ cá thể trong một nền kinh tế đối với một mặt hàng, dịch vụ nào đó cộng lại
  • Tổng cung: Là lượng cung tổng thể của toàn bộ cá nhân trong một nền kinh tế đối với toàn bộ các mặt hàng, dịch vụ cộng lại

Tham khảo: Lạm phát là gì? Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp kiềm chế?

2. Cầu là gì?

Vậy cầu là gì? Trong tiếng Anh, cầu được viết là Demand. Cầu được dùng để chỉ lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua trong một khoảng thời gian nhất định với các mức giá khác nhau.

Cầu là gì

Nắm rõ thế nào là cầu?

Tương tự như cung, trong kinh tế vĩ mô, cầu cũng có nhiều khái niệm liên quan như:

  • Cầu cá nhân: Còn được gọi là lượng cầu, tức số lượng hàng hóa, dịch vụ mà trong một khoảng thời gian nhất định người mua muốn mua với một mức giá cụ thể nào đó
  • Quy luật cầu: Lượng cầu tỷ lệ nghịch với giá cả của hàng hóa, dịch vụ. Giả sử, giá hàng hóa tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại
  • Cầu thị trường: Tức lượng cầu của các cá thể trong một nền kinh tế đối với một mặt hàng, dịch vụ nào đó cộng lại
  • Tổng cầu: Dùng để chỉ lượng cầu của toàn bộ cá nhân trong một nền kinh tế đối với tất cả các mặt hàng, dịch vụ cộng lại

3. Thực chất mối quan hệ cung cầu là gì?

Cung và cầu có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Vậy thực chất quan hệ cung cầu là gì? Đó là mối quan hệ tác động giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Cụ thể:

Cầu được sử dụng để chỉ khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định có nhu cầu mua sắm, sử dụng và tương ứng với giá cả, thu nhập xác định. Trong khi đó, cung lại được dùng để chỉ khối lượng hàng hóa, dịch vụ đang có và chuẩn bị được đưa ra thị trường trong một khoản thời gian nhất định, tương ứng với giá cả cũng như khả năng, chi phí sản xuất xác định.

MỐi quan hệ cung và cầu

Cung và cầu có mối quan hệ mật thiết

Có rất nhiều yếu tố tác động tới giá cả của hàng hóa. Mặt hàng nào đó có thể cao hoặc thấp hơn giá trị thực của chúng phụ thuộc vào tác động cạnh tranh cùng quan hệ cung – cầu. Hai yếu tố cung và cầu có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán – người mua hoặc người sản xuất – người tiêu dùng.

Nhìn chung, mối quan hệ cung cầu khá phức tạp và diễn ra theo chiều hướng, mức độ khác nhau. Cụ thể:

  • Tác động lẫn nhau: Khi thị trường có xu hướng tăng cầu đối với mặt hàng nào đó sẽ thúc đẩy các đơn vị sản xuất mở rộng quy mô -> Lượng cung hàng hóa tăng lên. Ngược lại, nếu nhu cầu thị trường giảm xuống -> Các đơn vị sản xuất thu hẹp quy mô và giảm lượng cung
  • Tác động tới giá cả thị trường: Cung – cầu còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả thị trường. Có thể dễ dàng nhận thấy nếu lượng cung > lượng cầu thì hàng hóa trên thị trường sẽ dư thừa và giá hàng hóa sẽ giảm xuống. Còn nếu lượng cung < lượng cầu dẫn tới hàng hóa khan hiếm và giá trị tăng lên. Giá trị hàng hóa trên thị trường bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất khi lượng cung và lượng cầu tương đương
  • Giá cả thị trường ảnh hưởng tới cung – cầu: Khi giá cả hàng hóa trên thị trường tăng lên các doanh nghiệp sẽ bắt đầu tăng năng suất, mở rộng quy mô để tạo ra nhiều hàng hóa hơn. Ngược lại, nếu giá cả hàng hóa giảm xuống, doanh nghiệp sẽ hạn chế sản xuất, thu hẹp quy mô để giảm lượng cung

Trên đây là giải đáp của chung tôi cho những ai đang thắc mắc cung là gì và cầu là gì. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chia sẻ thực chất mối quan hệ mật thiết giữa cung và cầu. Dựa vào mối quan hệ này các doanh nghiệp có thể điều tiết được hoạt động sản xuất của mình để phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như đảm bảo tính ổn định trong kinh doanh của mình.