Bạn vay nợ ngân hàng nhưng tới thời hạn thanh toán lại không đủ khả năng trả nợ. Bạn băn khoăn không biết ngân hàng có tiến hành khởi kiện khi quá hạn thanh toán nợ không? Và nếu có thì nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện? Có thể trốn nợ ngân hàng không? Tất cả những vấn đề này chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây!
1. Nợ ngân hàng là gì?
Nợ ngân hàng là cụm từ được sử dụng để chỉ các khoản vay tại ngân hàng, có thể là vay tín chấp, thế chấp hay trả góp,… Khi vay tại ngân hàng sẽ có hợp đồng tín dụng với đầy đủ chữ ký của người đi vay và ngân hàng. Trong hợp đồng sẽ đề cập rõ về số tiền vay, thời hạn, lãi suất,…
Nợ ngân hàng không trả sẽ bị xếp vào nợ xấu
Đọc thêm: Những loại phí bạn nên biết khi vay tiền ngân hàng
2. Nợ ngân hàng không trả có sao không?
Vậy nợ ngân hàng không trả có sao không? Theo như quy định của ngân hàng các trường hợp quá hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chưa trả được nợ thì gọi là nợ quá hạn. Khi này, khách hàng sẽ phải trả thêm một khoản phí phạt và bị đưa vào nhóm nợ xấu trên hệ thống CIC.
Nếu như trả chậm hay không trả nợ cho ngân hàng thì khách hàng có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo quy định trong Điều 175, Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung 2017 thì:
- Nếu người vay có hành vi trốn nợ hay sử dụng các thủ đoạn gian dối với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt từ 4 – 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt
- Trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị cao về mặt tinh thần hoặc là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại thì người trốn nợ sẽ phạt cải tạo không giam giữ trong vòng tối đa 03 tháng và từ 6 tháng đến 3 năm với các trường hợp nặng hơn
- Phạt từ 2 – 7 năm đối với người trốn nợ thuộc đối tượng: Nợ ngân hàng có tổ chức, có tính chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ, danh nghĩa của cơ quan hay tổ chức nào đó, tái phạm nguy hiểm, chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 – 200 triệu đồng
- Phạt tù từ 5 – 12 năm với các trường hợp: Có hành vi chiếm đoạt tài sản giá trị từ 200 – dưới 500 triệu đồng, có tác động xấu tới AN, TT và ATXH
- Cấm đảm nhiệm mọi chức vụ, không được hành nghề hay làm công việc nhất định trong 1 – 5 năm, thậm chí là tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản hiện có nếu chiếm đoạt từ 500.000 VNĐ tới 100 triệu đồng
Do đó, tốt nhất khi vay tiền ngân hàng bạn nên thanh toán khoản vay đúng hạn. Nếu sắp tới hạn cảm thấy không đủ khả năng thanh toán khoản vay hãy liên hệ với ngân hàng để được tư vấn, hỗ trợ nếu không muốn gặp rắc rối.
Tham khảo: Phí thanh toán trễ hạn và những điều bạn cần lưu ý.
3. Nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện?
Ngân hàng có quyền khởi kiện đối với khách hàng nợ quá hạn không trả. Vậy cụ thể, nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện? Ngay khi bạn bị xếp vào nhóm nợ xấu ngân hàng đã có quyền khởi kiện. Tuy nhiên, thường các ngân hàng sẽ cố gắng tạo điều kiện để bạn trả nợ bằng cách gia hạn thêm thời gian trả nợ hoặc thu hồi nợ bằng các tài sản giá trị chứ không khởi kiện ngay.
Nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện?
Tuy nhiên, nếu trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm tới hạn thanh toán khoản vay bạn vẫn không trả được nợ thì ngân hàng sẽ khởi tạo hồ sơ để đưa ra tòa án xử lý, đồng thời sử dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ.
4. Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?
Ngoài thời gian quá hạn thì ngân hàng còn cân nhắc tới cả hạn mức quá hạn để quyết định khởi kiện hay không. Vậy nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện? Theo như quy định của ngân hàng, các khoản nợ có dư nợ từ 2 triệu trở lên mà tới hạn vẫn không thanh toán đã đủ điều kiện để lập hồ sơ khởi kiện.
Tuy nhiên, với các khoản nợ có dư nợ quá ít rất ít khi ngân hàng khởi kiện. Thay vào đó, ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp như đưa vào danh sách nợ xấu, cấm vay vốn tại ngân hàng hoặc các biện pháp đòi nợ khác. Còn với các khoản nợ lớn thì buộc ngân hàng phải đưa ra tòa án để giải quyết nhằm thu hồi nợ.
5. Nợ ngân hàng quá hạn có trốn nợ được không?
Có rất nhiều khách hàng bị nợ ngân hàng quá hạn. Và trong số đó cũng có không ít người manh nha ý định trốn nợ do cố ý hoặc do không đủ khả năng thanh toán khoản vay của mình. Vậy liệu có cách trốn nợ ngân hàng nào không?
Nợ ngân hàng có trốn được không?
Trên thực tế, đã có người cắt đứt liên hệ với ngân hàng, bỏ đi tới tỉnh thành hay quốc gia khác để trốn nợ ngân hàng. Tuy nhiên, những cách này đều không hiệu quả bởi ngân hàng có quyền khởi kiện những khách hàng trốn nợ. Nếu trốn nợ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản với hình phạt lên tới 03 năm cải tạo không giam giữ, nặng hơn là phạt tù tối đa 20 năm.
Trên đây là giải đáp cho những ai đang băn khoăn về nợ ngân hàng quá hạn. Hãy cố gắng thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng hoặc liên hệ ngân hàng để được hỗ trợ nếu không thể thanh toán nợ đúng hạn.