Giúp bạn bỏ túi những thông tin về hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Trong các doanh nghiệp, khi nhắc đến vấn đề quản lý và giảm thiểu rủi ro thì hệ số khả năng thanh toán lãi vay chính là một trong những hệ số tài chính quan trọng nhất. Giả sử bạn là một nhà đầu tư có nguồn thu nhập dư dả đang cân nhắc chuyện sẽ đầu tư vào một công ty nào đó thì hệ số khả năng thanh toán chính là một công cụ vô cùng hữu dụng dành cho bạn. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tầm quan trọng của chỉ số này.

Giúp bạn bỏ túi những thông tin về hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là gì?

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay hay còn được gọi là hệ số thanh toán lãi nợ vay, được biết đến với cụm từ Interest coverage ratio.

Hệ số này thuộc nhóm 6 hệ số thanh toán của doanh nghiệp. Vì thế mà ý nghĩa của là cho biết khả năng chi trả lãi nợ của mỗi một doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu tài chính này cũng cho người xem biết được khả năng tài chính mà doanh nghiệp có thể tạo ra được để bù đắp cho chi phí vay vốn trong việc sản xuất kinh doanh của mình.

Công thức của hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường số lần mà một công ty có thể trả lãi cho những khoản nợ của mình với thu nhập trước thuế và lãi vay (được ký hiệu là EBIT).

Tỷ lệ này được tính bằng thương của EBIT và chi phí lãi vay. Trên thực tế thì hệ số này không chỉ được sử dụng trong các doanh nghiệp mà nó còn được sử dụng trong chính cuộc sống của chúng ta.

Cụ thể, nếu bạn đang là một người đang mang nợ thì bạn có thể kết hợp tất cả các chi phí lãi vay từ những khoản vay của mình, ví dụ như khoản vay thế chấp, nợ từ thẻ tín dụng hoặc một số khoản vay khác,..

Bước tiếp theo là với con số thu nhập của bạn trước thuế thì bạn hoàn toàn có thể tính được hệ số thanh toán lãi vay của bạn như một doanh nghiệp bình thường.

Giúp bạn bỏ túi những thông tin về hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Ý nghĩa của hệ số thanh toán lãi vay

Nhìn chung thì doanh nghiệp nào có tỷ lệ thanh toán lãi vay càng thấp thì gánh nặng nợ của công ty càng cao, từ đó dẫn đến khả năng phá sản hoặc vỡ nợ của công ty càng cao.

Ngược lại, trong trường hợp tỷ số này ở mức cao thì cũng có thể khẳng định là công ty đang làm ăn tốt, khả năng phá sản hoặc vỡ nợ thấp hơn. Tuy nhiên thì mọi khẳng định này cũng chỉ là tương đối vì không thể chỉ dùng một chỉ tiêu mà đã đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.

Điển hình cho sự tương đối của chỉ số này nằm ở chỗ vẫn có một số doanh nghiệp có tỷ lệ thanh toán lãi vay rất cao nhưng lại không hoạt động ổn định như lý thuyết.

Trên thực tế luôn có những doanh nghiệp vì cố ý thu hút các nhà đầu tư mà sẵn sàng cung cấp thông tin không chính xác về tỷ lệ này. Vì thế mà nếu bạn đang ở trên cương vị của một nhà đầu tư thì hãy cân nhắc kỹ tất cả những con số mà công ty đưa ra xem chúng liệu có logic với nhau hay không.

Lời khuyên dành cho những nhà đầu tư 

Theo lý thuyết, dựa trên nguyên tắc chung thì lời khuyên đưa ra là bạn không nên mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của những công ty có hệ số thanh toán lãi vay dưới 1.5. Trên thực tế thì rất nhiều nhà đầu tư muốn con số này chạm ngưỡng 3.0 hoặc thậm chí là cao hơn nữa.

Nếu một công ty đang có hệ số này ở con số 1.0 hoặc thấp hơn thì điều này chỉ ra rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc tạo ra tiền mặt cần thiết dùng cho nghĩa vụ trả tiền lãi nợ.

Một trong những yếu tố cấu thành nên hệ số tài chính quan trọng này đó là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Vì thế mà tính ổn định của thu nhập cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng mà các nhà đầu tư nên lưu ý đến.

Cụ thể, nếu như thu nhập của một công ty càng có sự ổn định cao nhưng tỷ lệ thanh toán lãi vay có thấp một chút thì cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các chủ nợ.

Ngoài ra, những con số về tỷ lệ thanh toán cũng cung cấp cho người đọc biết về khả năng thanh toán lãi vay của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, đồng thời có thể xem xét, đánh giá được khả năng này của doanh nghiệp trong quá khứ lẫn hiện tại.