Mỗi ngày, có những công ty ký đến hàng chục hợp đồng, giá trị của mỗi hợp đồng lên đến hàng chục tỷ đồng. Vậy điều gì sẽ đảm bảo cho chất lượng của những hợp đồng đó. Lúc này Mou được ra đời. Vậy qua bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Mou là gì và những vấn đề xảy ra xung quanh nó.
Mou là gì?
Mou được viết tắt từ một cụm từ tiếng anh Memorandum of Understanding. Nếu như dịch cụm từ này sang tiếng việt thì nó có nghĩa là biên bản ghi nhớ.
Đây là một thỏa thuận song phương hay đa phương. Nó thể hiện sự hội tụ ý chí giữa các bên, đồng thời cho chúng ta thấy được một mục tiêu hành động chung.
Bên cạnh đó, nó cũng hay được sử dụng trong một số những trường hợp các bên không có ngụ ý về một cam kết pháp lý hay là trong trường hợp các bên không thể thống nhất và tạo ra một phi vụ có thể thực thi được.
Ngoài ra, một biên bản ghi nhớ (Mou) cũng có thể trở thành một biên bản có đầy đủ tính pháp luật nếu nó thỏa mãn được một số điều kiện được quy định.
Một bản ghi nhớ hợp đồng được diễn ra như nào?
Mou được ra đời với mục đích làm cho việc ký kết các hợp đồng được diễn ra một cách an toàn và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, khi nhắc tới Mou thì có nhiều nhà kinh doanh cũng có những nỗi lo khác.
Điển hình như việc làm sao để làm nên một hợp đồng được đảm bảo về nội dung nhưng vẫn chứa đầy đủ các thông tin. Bên cạnh đó còn có những điều kiện để có thể áp dụng loại hợp đồng này trên thực tế một cách dễ dàng và thuận tiện cho cả hai bên.
Trước hết, mỗi một bên cần có vạch ra những kế hoạch cụ thể với mục đích là để xem xét lại những điều khoản cần có giữa hai bên. Bên cạnh đó cũng cần phải đưa ra được những lời đề nghị, yêu cầu cụ thể về việc mua bán, trao đổi, chiều đi và chiều nhận lại giữa các bên liên quan. Nhưng điều quan trọng nhất chính là phải đưa ra được ý tưởng và mục tiêu chung giữa những bên đối tác với nhau.
Qua bước trên, sau khi một biên bản hợp đồng đã được ghi nhớ và hoàn thiện thì bây giờ đại diện các bên có có cuộc gặp trực tiếp với nhau. Mục đích chính của cuộc gặp gỡ này chính là cùng nhau thảo luận và đưa ra được những sự thống nhất chung cho từng bản ghi nhớ.
Lời khuyên đưa ra ở đây đó chính là bạn phải có sự chú ý đến thời điểm bắt đầu và kết thúc của bản hợp đồng đó. Đặc biệt là trong những phi vụ làm ăn, kinh doanh thì biên bản này càng cần thiết phải cẩn trọng đến từng chữ.
Biên bản ghi nhớ phải được kiểm tra một cách kỹ càng trước khi hai bên đặt bút ký. Sau khi hai bên đã đồng ý thống nhất với nhau về những thỏa thuận thì điều này sẽ chính thức có hiệu lực kể từ lúc hai bên thực hiện công việc ký kết.
Sự khác nhau giữa biên bản ghi nhớ và hợp đồng
Thường thì những quy định sẽ được đưa ra một cách cụ thể hơn trong những bản hợp đồng thay vì là biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh luôn là điều không tránh khỏi và Mou ra đời để giải quyết việc đó.
Nếu như hoạt động kinh doanh giữa hai bên có xảy ra vấn đề gì hoặc nếu một trong hai bên muốn thay đổi các điều khoản, thỏa thuận để mang lại lợi ích lớn hơn cho cả hai phía thì việc thay đổi nội dung trên biên bản ghi nhớ là hoàn toàn có thể. Đồng thời điều này cũng không làm mất đi tính hợp pháp của biên bản này.
Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra mà hai bên muốn thay đổi thì đều phải được ghi rõ trong những bản hợp đồng ký kết về sau khi mà các bên đều đồng ý với mọi nội dung của các giao dịch chính.
Nói theo một cách hiểu khác thì biên bản ghi nhớ chính là bước đi đầu tiên, vô cùng quan trọng trong quá trình đi tới các quyết định hình thành nên bất kể một loại hợp đồng pháp lý nào. Thậm chí là nó còn giúp các bên có những định hướng tốt hơn và đi đúng con đường để hoàn thành mục tiêu chung đã cùng đề ra.