Chi phí lãi vay là gì? Và thông tin liên quan đến chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay là một trong những khái niệm quan trọng trong đầu tư, kinh doanh. Để điều hành công việc một cách thuận lợi, cân đối tài chính cho doanh nghiệp thì bạn cần nắm rõ khái niệm này, đặc biệt khi bạn là kế toán hay chủ doanh nghiệp.

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới các bạn tất cả các thông tin liên quan đến chi phí lãi vay.

Chi phí lãi vay là gì? Và thông tin liên quan đến chi phí lãi vay

Khái niệm về chi phí lãi vay

Trong tiếng Anh, chi phí lãi vay được gọi là interest cost. Theo định nghĩa trong ngành tài chính kế toán thì chi phí lãi vay là số tiền lãi cộng dồn mà người đi vay phải trả trong suốt khoảng thời gian đi vay. Tiền lãi được trả ngoài số tiền thanh toán nợ gốc.

Hiểu đơn giản hơn thì chi phí lãi vay gồm các khoản lãi và chi phí cho vay có liên quan trực tiếp đến khoản vay kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp luôn gắn liền với các khoản vay nợ, các chi phí dành cho mục đích vay nợ cùng chi phí lãi của khoản vay này được xem là một phần chi phí phát sinh thường xuyên của các doanh nghiệp và nó xuất hiện trong các báo cáo tài chính. Có thể xem đây là báo cáo về thu nhập của doanh nghiệp nhằm báo cáo số tiền lãi kiếm được từ một khoản vay trong thời gian cố định.

Chi phí lãi vay bao gồm các khoản sau: lãi từ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn hay vay thấu chi; phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phát sinh đối với các khoản vay do phát hành trái phiếu; phần phân bổ những chi phí phụ phát sinh do liên quan quá trình thủ tục vay; chi phí tài chính từ tài sản thuê tài chính.

Phân biệt 2 khái niệm chi phí lãi vay và lãi phải trả

Mặc dù chi phí lãi vay và lãi phải trả là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau tuy nhiên nhiều người lại có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Hãy nhớ rằng, chi phí lãi vay là số tiền lãi được phát sinh trên khoản nợ trong một thời gian dài của doanh nghiệp. Còn lãi phải trả là khoản nợ ngắn hạn được thực hiện nhằm tính ra số tiền lãi phát sinh nhưng chưa được thanh toán.

Chi phí lãi vay là gì? Và thông tin liên quan đến chi phí lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay

Trên cơ sở báo cáo chi phí lãi vay, để đánh giá được khả năng hoạt động và đảm bảo có thể chi trả được các khoản lãi nợ vay của doanh nghiệp, người ta sẽ dựa vào hệ số thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio).

Con số này được tính bằng cách lấy thu nhập trước lãi suất và thuế của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định chia cho khoản thanh toán lãi đáo hạn trong cùng thời gian đó.

Hệ số thanh toán lãi vay =( Lợi nhuận trước thuế + Lãi nợ vay)/ Lãi nợ vay

Con số 1,5 thường được các bên cho vay áp dụng để quyết định việc tiếp tục cho doanh nghiệp vay nữa hay không. Nếu hệ số thanh toán lãi vay dưới con số này thì nguy cơ vỡ nợ của công ty là rất lớn.

Hệ số thanh toán lãi nợ vay cho thấy được khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp, chỉ ra được năng lực tài chính mà doanh nghiệp có thể trang trải được các chi phí cho các khoản vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và miêu tả khá chính xác về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp trong một khoản thời gian ngắn hạn.

Chính vì vậy, các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số này để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ đó đánh giá được năng lực kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp đó như thế nào?

Hệ số thanh toán lãi vay càng lớn thì cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty càng cao, tích cực, ngược lại hệ số này càng thấp thì chứng tỏ chi phí nợ của doanh nghiệp cao, khả năng trong việc chi trả được khoản lãi vay sẽ là vấn đề khó khăn.

Hạch toán chi phí lãi vay  

Bạn cần phải xác định các khoản chi phí lãi vay bằng hạch toán chi phí lãi vay. Thời gian trả lãi vay khá đa dạng, bạn có thể trả theo định kỳ tháng, quý, năm… Tùy vào từng mục đích vay, trường hợp vay mà sẽ có cách hạch toán chi phí lãi vay khác nhau.

Nếu bạn là một kế toán, bạn cần phải nắm rõ từng công thức hạch toán chi phí lãi vay trong từng trường hợp cụ thể. Đầu tiên, bạn cần xác định xem khoản chi phí lãi vay này có hợp lệ hay không? Và các điều kiện để khoản chi phí này hợp lý như:

  • Phải đủ vốn điều lệ đã đăng ký;
  • Lãi suất vay không được vượt quá 150% quy định của Ngân hàng nhà nước;
  • Hóa đơn GTGT tiền lãi vay….

Bạn cũng cần lưu ý những trường hợp sau để có cách hạch toán lãi vay phù hợp như: trả lãi vay theo định kỳ; trả lãi vay trước cho nhiều kỳ; trả lãi vay sau khi đã kết thúc hợp đồng vay; trả lãi chậm khi mua tài sản theo phương thức trả góp; lãi từ việc thuê tài sản chính.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về chi phí lãi vay để quản lý tốt hơn doanh nghiệp của mình trong quá trình hoạt động.