Lạm phát là cụm từ xuất hiện rất phổ biến trong những năm gần đây. Nếu thường xuyên theo dõi các tin tức thời sự, tạp chí kinh tế, tài chính bạn sẽ thường xuyên bắt gặp cụm từ này. Vậy lạm phát là gì? Nguyên nhân dẫn tới lạm phát? Khi xảy ra lạm phát có thể tạo nên những hậu quả như thế nào và cách kiềm chế? Hãy cùng vaytaichinh247.net tìm hiểu ngay sau đây để có câu trả lời!
Tìm hiểu lạm phát là gì
1. Lạm phát là gì? Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây
1.1. Khái niệm lạm phát
Trong tiếng Anh, lạm phát được viết là Inflation. Nếu hiểu theo kinh tế vĩ mô thì đây là sự tăng giá chung một cách liên tục theo thời gian của các loại hàng hóa, dịch vụ và sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó.
Còn nếu hiểu theo kinh tế vi mô thì lạm phát chính là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với tiền tệ của quốc gia khác. Trái nghĩa với lạm phát là giảm phát. Tìm hiểu thêm về giảm pháp cùng tác hại của nó
1.2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây
Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao và liên tục trong suốt vài chục năm trở lại đây. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF thì từ năm 1980 – 2015, tỷ lệ lạm phát ở nước ta đã đạt mốc 2.000%. Và nếu tính từ năm 1985 – 2019 thì đồng tiền của nước ta đã bị mất giá khoảng 6.772 lần nếu dựa trên mức lương tối thiểu của đối tượng cán bộ, công nhân viên chức,…
Chính phủ nước ta trong những năm qua đã cố gắng đưa ra các biện pháp để kiềm chế lạm phát và đã bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao.
Chỉ số CPI tại Việt Nam từ 2002 – 2015
2. Các mức độ lạm phát?
Hiện nay, lạm phát được chia ra làm 3 mức độ. Mỗi mức độ lại có sự nghiêm trọng và ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể:
Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
Nền kinh tế nếu chỉ đạt tỷ lệ lạm phát từ 0 – dưới 10% được coi là nằm ở mức độ lạm phát nhẹ, tồn tại ít rủi ro và không ảnh hưởng tới đời sống kinh tế của người dân. Các quốc gia thường kỳ vọng tỷ lệ lạm phát ở đất nước mình dưới 5%.
Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
Nếu tỷ lệ lạm phát ở mức 10 – 1000% thì quốc gia đó đang ở tình trạng lạm phát phi mã. Khi này, nền kinh tế quốc gia sẽ có những biến động nặng nề và tồn tại rất nhiều rủi ro. Người dân cũng bắt đầu có xu hướng hạn chế cho vay và chú trọng tích trữ bất động sản, vàng bạc và các loại hàng hóa.
Siêu lạm phát: Trên 1000%
Là tình trạng lạm phát nghiêm trọng nhất, có thể tạo ra những hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế của một quốc gia. Nếu xét tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm có thể thấy chúng ta cũng thường xuyên rơi vào nhóm những quốc gia bị siêu lạm phát.
3. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát
Ngoài băn khoăn lạm phát là gì thì nhiều người còn thắc mắc đâu là những nguyên nhân dẫn tới lạm phát. Theo các chuyên gia kinh tế thì nguyên nhân lạm phát có thể là do:
- Cầu kéo: Tức hiện tượng nhu cầu và giá cả của mặt hàng nào đó trên thị trường tăng cao kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng khác. Ví dụ, nhu cầu xăng dầu tăng dẫn tới giá của mặt hàng này tăng. Kéo theo đó, giá của hàng loạt mặt hàng, dịch vụ khác cũng tăng theo
Cầu kéo là một nguyên nhân gây lạm phát
- Do cầu thay đổi: Lượng cầu của mặt hàng nào đó tăng, kéo theo giá bán cũng tăng theo. Mặt khác, có một số mặt hàng lượng cầu giảm nhưng bên cung cấp độc quyền với giá cả tính chất cứng nhắc, chỉ tăng không giảm khiến mọi mặt hàng đều tăng giá
- Do cơ cấu: Cơ cấu lại tiền lương của công nhân theo hướng tăng lên cũng là một yếu tố buộc doanh nghiệp phải nâng giá thành phẩm để tránh thua lỗ
- Lạm phát tiền tệ: Lạm phát có thể xuất hiện nếu lượng tiền lưu thông tăng lên, không thể kiểm soát được
- Do chi phí đẩy: Nếu một trong các khoản chi phí nhập nguyên liệu, thuế, máy móc hay tiền lương nhân viên,… tăng thì cũng có thể khiến doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm
- Lạm phát do xuất khẩu – nhập khẩu: Xuất khẩu hoặc nhập khẩu quá lớn cũng gây ảnh hưởng tới lượng cung cầu trên thị trường và tạo ra lạm phát
4. Hậu quả của lạm phát là gì?
Lạm phát có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề tới nền kinh tế của một quốc gia và đời sống nhân dân ở quốc gia đó. Cụ thể, dưới đây là các hậu quả của lạm phát:
- Lãi suất các khoản vay tăng cao
- Phân phối thu nhập không bình đẳng
- Thu nhập thực tế của lao động bị ảnh hưởng
- Gây ảnh hưởng tới các khoản nợ của quốc gia
- Là một trong các nguyên nhân thất nghiệp, khiến đời sống lao động khó khăn
Lạm phát gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
5. Giải pháp kiềm chế lạm phát
Để kiềm chế lạm phát thì các quốc gia đang áp dụng các giải pháp sau:
- Thực hiện chính sách tiền tệ
- Áp dụng chính sách tài khóa
- Giảm bớt lượng tiền lưu thông trên thị trường
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân bằng với tiền lưu thông
Trên đây là những thông tin giải đáp lạm phát là gì và những nguyên nhân, hậu quả cùng cách khắc phục.