Khi vay tiền tại một số công ty tài chính bạn sẽ bị tính phí bảo hiểm khoản vay. Vậy bảo hiểm khoản vay là gì? Cách tính phí như thế nào? Liệu người vay có được trả lại khoản phí này khi thanh toán khoản vay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Tìm hiểu về bảo hiểm khoản vay là gì và cách tính
1. Bảo hiểm khoản vay là gì?
Có rất nhiều khách hàng khi vay tiền phải trả thêm khoản phí bảo hiểm khoản vay. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu bảo hiểm khoản vay là gì. Thực tế, đây là một gói bảo hiểm được các công ty tài chính áp dụng cho khoản vay của khách hàng để đảm bảo rằng những khoản vay này vẫn sẽ được thanh toán trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả vì nguyên nhân nào đó, ví dụ như thương tật, tử vong,…
Thông thường bảo hiểm này chỉ được áp dụng đối với những hợp đồng vay tín chấp tại các ngân hàng. Ngân hàng có quyền được quy định về bảo hiểm khoản vay và dựa trên khoản vay trả góp của khách hàng. Khoản vay trả góp có thể là vay ngắn hạn, vay chi tiêu cá nhân, vay thế chấp, vay tiêu dùng,…
Tham khảo: Những loại phí bạn nên biết khi vay tiền ngân hàng
2. Cách tính phí bảo hiểm khoản vay
Ngân hàng được quyền quy định mức phí bảo hiểm khoản vay cho các khoản vay thế chấp và dựa trên tài sản thế chấp. Tuy nhiên, bảo hiểm khoản vay cho các khoản vay tín chấp thường cao hơn thế chấp do các gói vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn. Vì vậy ngân hàng phải tăng bảo hiểm khoản vay để giảm rủi ro cho mình.
Cách tính bảo hiểm khoản vay khá đơn giản
Các ngân hàng Việt Nam thường áp dụng mức phí bảo hiểm khoản vay dao động từ 3 – 6%, cụ thể phụ thuộc vào mỗi ngân hàng. Bên cạnh đó, mức phí bảo hiểm cũng phụ thuộc vào khoản vay ngân hàng chấp nhận giải ngân cho khách hàng.
Để bạn có thể dễ hiểu hơn chúng tôi lấy ví dụ, bạn vay tại ngân hàng A và được giải ngân 100 triệu đồng. Bảo hiểm khoản vay ngân hàng A tính là 5%. Như vậy, theo cách tính bảo hiểm khoản vay thì mức phí sẽ là: 100.000.000 * 5% = 5.000.000 VNĐ.
Phí bảo hiểm khoản vay thường sẽ được ngân hàng trừ trực tiếp vào số tiền cho vay khi giải ngân hoặc khách hàng vẫn nhận đủ số tiền được giải ngân còn phí bảo hiểm sẽ được tổng khoản vay của khách hàng.
3. Điều kiện tham gia bảo hiểm khoản vay
- Khách hàng đủ 18 – 60 tuổi
- Có đầy đủ hành vi và trách nhiệm pháp lý
- Khoản vay được giải ngân bởi ngân hàng, tổ chức tín dụng
- Khoản vay có hạn mức vay từ 10 – 500 triệu đồng
4. Phí bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?
Ngoài băn khoăn phí bảo hiểm khoản vay là gì thì nhiều khách hàng khi vay tiền còn thắc mắc khi thanh toán khoản vay phí bảo hiểm khoản vay có được trả lại không. Điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể:
Bảo hiểm khoản vay được trả lại tùy trường hợp
- Trường hợp khách hàng xảy ra sự cố như tai nạn, rủi ro, tử vong nên không thể thanh toán được khoản vay thì ngân hàng sẽ không trả lại bảo hiểm khoản vay
- Khách hàng được nhận lại bảo hiểm khoản vay nếu:
- Khoản tiền nợ cần thanh toán của khách hàng nhỏ hơn số tiền mà công ty bảo hiểm chi trả. Số tiền bảo hiểm khoản vay sẽ được công ty bảo hiểm chuyển cho ngân hàng, sau khi ngân hàng trừ đi khoản nợ của khách hàng, nếu còn dư sẽ hoàn lại số dư cho khách hàng
- Trường hợp bên bán và bên mua hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì công ty bảo hiểm hoàn 70% phí bảo hiểm trên thời gian còn lại nếu bên mua bảo hiểm chấm dứt hợp đồng, hoặc 100% phí bảo hiểm nếu công ty bảo hiểm chấm dứt hợp đồng
Tham khảo: Câu chuyện về vay tiền ngân hàng của một Freelancer
Trong hợp đồng bảo hiểm sẽ có ghi rõ số tiền được hoàn trả. Như vậy, số tiền bảo hiểm khoản bạn được hoàn trả sẽ phụ thuộc vào hợp đồng và thường sẽ chỉ được trả 1 phần chứ không được trả toàn bộ.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ bảo hiểm khoản vay là gì và cách tính ra sao. Hiểu rõ về bảo hiểm này để khi vay tiền bạn có thể chủ động hơn.
Tham khảo: Bảo hiểm cháy nổ khi vay ngân hàng và những điều cần biết