Hiện nay, có rất nhiều các bạn trẻ ôm giấc mộng trở thành một startup. Tuy nhiên, câu chuyện thiếu hụt nguồn vốn ban đầu luôn là vấn đề cần suy nghĩ. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem nếu doanh nghiệp của bạn có ý định vay quá nhiều vốn thì sẽ xảy ra tình trạng gì?
Về phương diện quốc tế
Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua về khái niệm “ doanh nghiệp có vốn mỏng”. Theo như thông tin của OECD- đây là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế thế giới thì doanh nghiệp có vốn mỏng khi doanh nghiệp đó có tỷ lệ vốn vay lớn hơn gấp nhiều lần so với số vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu.
Trên thực tế thì khái niệm này chưa được phổ biến và nhiều người biết đến. Tuy nhiên, đối với những bạn đang có ý tưởng làm kinh doanh thì các bạn nên hiểu rõ khái niệm này vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình kinh doanh cũng như việc lập kế hoạch cho các khoản chi phí dự trù sắp tới của bạn.
Giải thích cho hiện tượng này, nếu như một công ty có tỷ lệ số vốn vay càng lớn thì điều hiển nhiên sẽ dẫn đến chi phí lãi vay cũng sẽ lớn. Chúng ta có thể nhẩm nhanh công thức tính lãi vay sẽ bằng khoản vốn vay nhân với lãi suất cho vay. Vì thế mà hai đại lượng này có xu hướng thay đổi cùng chiều với nhau.
Vậy thì vì sao OECD lại đưa ra khái niệm về vốn mỏng? Một trong số những tác động tiêu cực nhất mà hiện tượng vốn mỏng gây ra đó là ngân sách nhà nước bị thâm hụt, thất thoát nặng nề. Đồng thời, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp đó.
Nếu như hiện tượng này xảy ra theo chuỗi các doanh nghiệp thì càng nguy hiểm hơn. Đây sẽ giống như một cú đấm mạnh vào nền kinh tế, khiến cho nền kinh tế nước nhà có khả năng bị tổn hại nghiêm trọng.
Có lẽ cũng chính vì điều này mà những biện pháp đã được đưa ra để phòng trừ và giảm bớt rủi ro cho toàn bộ nền kinh tế. Điển hình như là tại mỗi quốc gia khác nhau sẽ có các quy định riêng về việc giới hạn khoản chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ như có những nước chỉ áp dụng những quy định về vốn mỏng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc là doanh nghiệp theo kiểu liên kết. Mặt khác, có nước lại áp dụng điều khoản về vốn mỏng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước.
Tuy nhiên thì theo như Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế thế giới thì tỷ lệ hợp lý giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu nên duy trì ở mức 3/1.
Về phương diện trong nước
Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp được sửa đổi vào năm 2017 thì Bộ Tài chính nước ta cũng đã có những hành động nhất định trong việc kiểm soát tình trạng vốn mỏng trong các doanh nghiệp.
Cụ thể, nếu như những doanh nghiệp có tổng phần chi trả lãi vay lớn hơn quá năm lần so với vốn chủ sở hữu thì chính phủ sẽ không tính phần chi phí trả lãi này vào khoản thuế được khấu trừ.
Nói theo một cách đơn giản hơn thì việc mà Bộ Tài chính muốn đưa ra để cảnh báo những doanh nghiệp đang có xu hướng muốn vay nhiều vốn đó là “vay vốn càng nhiều thì nộp thuế càng nhiều”.
Trên thực tế thì việc làm này giống như một con dao hai lưỡi. Đúng là nó có thể kiềm chế sự đi xuống của một nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cho sự phát triển một cách an toàn, bền vững.
Đặc biệt là khi làm như vậy thì ngân sách nhà nước sẽ được bảo toàn và không bị tác động bởi vấn đề vốn mỏng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà những điều luật này mang lại thì có không ít các doanh nghiệp tỏ ra không đồng tình với chính sách này. Điều này là dễ hiểu, bởi lẽ không có một doanh nghiệp nào không đi vay vốn ngân hàng để làm ăn.
Từ những doanh nghiệp có mô hình cực kỳ lớn, độ phủ sóng khắp mọi nơi nhưng đều có những khoản nợ nhất định. Vậy thì việc đưa ra các quy định này sẽ làm nhụt ý chí của những nhà kinh doanh, từ đó mà khiến cho nền kinh tế sẽ phát triển có phần chậm chạp và không có sự trao đổi mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp với nhau.
Hậu quả của việc này thực sự không hề tốt đối với nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào, không chỉ ở riêng nước ta.