Những loại phí bạn nên biết khi vay tiền ngân hàng

Có thể bạn chưa biết, ngân hàng là nơi trung chuyển nguồn vốn từ những người dư thừa vốn đến nơi của người thiếu hụt vốn. Vì thế, đa phần những người có nhu cầu vay tiền sẽ tìm đến các nhà băng với một tâm lý tin tưởng tuyệt đối. Tuy nhiên, không phải lúc niềm tin của bạn cũng được đặt đúng chỗ. Bạn nên cẩn trọng xem xét hồ sơ vay vốn cùng những loại chi phí đi kèm theo, tránh trường hợp rơi vào những rủi ro không thể lường trước. Vậy thì bài viết này sẽ giúp bạn điểm qua một số các loại phí mà trong quá trình vay vốn ngân hàng, có khả năng bạn sẽ gặp phải.

Đọc thêm: Top những ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay

Những loại phí bạn nên biết khi vay tiền ngân hàng

Khoản tiền lãi mà ngân hàng áp dụng

Gần như những ai đã từng ít nhất một lần trải qua việc vay vốn ngân hàng sẽ đều biết đến khoản chi phí này. Trên thực tế thì những thông tin về các khoản lãi suất của ngân hàng điều được công bố ra ngoài công chúng một cách khá là minh bạch và rõ ràng.

Điều này giúp cho những người đang có ý định tham gia vay vốn có thể có một cái nhìn tổng quan về bức tranh lãi suất của từng ngân hàng. Theo đó, có thể lựa chọn được những khoản vay phù hợp nhất cho mình.

Thực tế là, mỗi một ngân hàng đều áp dụng những chính sách lãi suất của riêng mình. Không có ngân hàng nào là hoàn toàn giống nhau. Việc nhìn những lãi suất được niêm yết trên thị trường chỉ là bề nổi.

Lãi suất còn bị phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác vì thế mà bạn cần chú ý tìm hiểu kỹ về mức lãi suất thực tế mà ngân hàng áp dụng. Bạn có thể tìm hiểu thông qua những khách hàng đã từng vay vốn tại đó. Không ai có được những trải nghiệm tốt hơn họ cả.

Tham khảo: Bảo hiểm khoản vay và cách tính

Các khoản phụ phí, hoa hồng

Các khoản phí này sẽ xuất hiện nếu như khoản vay của bạn thuộc loại vay thế chấp. Lấy ví dụ bạn muốn vay thế chấp để có tiền mua một căn hộ chung cư. Loại hình cho vay này có quy trình khá là phức tạp.

Đây là một phương thức cho vay mà trong đó ngân hàng sẽ cần phải kiểm định tài sản của bạn.Do hình thức vay này bao gồm nhiều bước tiến hành, do đó mà  những chi phí nó kéo theo cũng không hề ít.

Lấy ví dụ về những khoản phí có thể phát sinh trong quá trình vay thế chấp như là phí làm hồ ớ, phí hoa hồng, phí thẩm định tài sản thế chấp (tùy từng ngân hàng sẽ thu phí), phí thu xếp vốn,…

Trên thực tế thì một điều giúp bạn giảm thiểu tối đa việc phải trả những khoản phí từ trên trời rơi xuống của một số các ngân hàng đó là hãy đọc thật kỹ hợp đồng giao dịch.

Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi ngay phía ngân hàng. Việc bạn minh bạch thông tin với họ từ những ngày đầu sẽ giúp bạn yên tâm hơn phần nào về những khoản tiền mà mình phải đóng.

Những loại phí bạn nên biết khi vay tiền ngân hàng

Phí phạt thanh toán chậm

Khi bạn là người đi vay vốn và đang nằm trong diện thanh toán nợ chậm thì rất có thể bạn sẽ phải chịu những khoản phí như sau. Đầu tiên là bạn sẽ phải nhận mức lãi suất dành cho những khách hàng trả nợ quá hạn.

Tiếp theo là bạn sẽ có thể bị mất phí do ngân hàng phải thực hiện các phần việc liên quan đến xử lý nợ cho bạn. Đồng thời, bạn cũng có thể bị phạt do vượt quá thời gian mà chưa trả nợ.

Phí phạt thanh toán sớm

Ngoài những khoản phí phạt dành cho những người thanh toán muộn thì một số khách hàng thanh toán sớm cũng có khả năng bị chịu phí phạt. Trên thực tế thì khoản phí phạt thanh toán sớm phụ thuộc vào từng ngân hàng, từng cách tính của họ.

Vì thế mà bạn cũng cần lưu tâm đến điều này để luôn chú ý trả nợ một cách đúng hạn chứ không nên trả nợ trước hay sau thời gian được quy định.

Phí bảo hiểm tài sản 

Theo hình thức vay tín chấp, khách hàng sẽ không cần phải có tài sản đảm bảo để có được khoản tiền vay. Nhưng nếu khách hàng vay theo hình thức thế chấp thì bạn sẽ cần có tài sản đảm bảo.

Đọc thêm: Giúp bạn làm rõ việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc khi vay vốn tại ngân hàng

Việc ngân hàng ở trong tương lai sẽ phải đối mặt với những rủi ro về sản tài của bạn. Ví dụ như tài sản đó có thể sẽ không mang tính đảm bảo, có thể bị mất, cháy nổ,…

Để bảo vệ chính mình thì ngân hàng sẽ yêu cầu bạn đóng một khoản phí bảo hiểm tài sản cho chính loại tài sản đó của bạn. Điều này có mục đích chính là khi những loại tài sản được đem đi thế chấp có xảy ra vấn đề thì một bên thứ ba sẽ đứng ra để chịu trách nhiệm với tài sản của người đi vay và ngân hàng không bị rủi ro với khoản tiền cho vay của mình.

Đọc thêm: Các loại lãi suất khi vay tiền hiện nay tại các ngân hàng